Nồi hơi (hay còn gọi là lò hơi) tại Việt Nam hiện nay đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp bằng cách sử dụng các nhiên liệu như vụn giấy, than củi, hoặc trấu để sinh hơi nước. Hơi nước này quan trọng để sấy khô, nấu ăn, nhuộm, và thậm chí cung cấp năng lượng cho các máy phát điện. Tuy nhiên, thực trạng kiểm tra chất lượng và an toàn của nồi hơi tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sự chuyên nghiệp, gây nguy cơ nổ và cháy rất cao.
Nguyên nhân phổ biến của các vụ nổ lò hơi thường đến từ các loại lò hơi công nghiệp, từ lò đốt than củi đến lò đốt nhiên liệu khác, thường bị tích tụ cặn sau một thời gian sử dụng. Cặn này có thể gây tắc ống, ăn mòn làm gia tăng áp suất và nhiệt độ bên trong lò, dẫn đến nguy cơ nổ lò hơi, một rủi ro nghiêm trọng.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 36/2019 để quy định việc kiểm định nồi hơi bắt buộc trước khi sử dụng.
1. Khái Quát về Kiểm Định Nồi Hơi
Nồi hơi, bao gồm cả loại đun điện và nồi đun nước nóng, được kiểm định an toàn kỹ thuật để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành. Điều này đảm bảo an toàn vận hành và kéo dài tuổi thọ thiết bị, đồng thời giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.
Việc kiểm định an toàn nồi hơi đảm bảo một số lợi ích quan trọng:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động.
- Kéo dài tuổi thọ thiết bị và bảo vệ người vận hành lò hơi.
- Giảm thiểu các tổn thất về người và tài sản do tai nạn lao động gây ra.
- Cung cấp bằng chứng pháp lý cần thiết cho các đơn vị bảo hiểm và khách hàng.
2. Quy trình kiểm định nồi hơi
Quá trình kiem dinh noi hoi tuân thủ nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam như:
QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn về an toàn lao động cho nồi hơi và bình chịu áp lực.
QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cho nồi hơi và nồi đun nước nóng với nhiệt độ môi chất trên 115°C.
TCVN 7704: 2007: Yêu cầu kỹ thuật an toàn cho thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa của nồi hơi.
TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi ống lửa cố định được hàn.
Quy Trình Kiểm Định Nồi Hơi: Theo Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy trình kiểm định bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa.
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và bên trong lò hơi, đánh giá ăn mòn và biến dạng cơ học.
- Thử nghiệm áp suất với điều kiện an toàn.
- Kiểm tra cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, và thiết bị đo lường.
3. Thời hạn kiểm định lò hơi là bao lâu?
Kiểm định bao gồm khám xét bên ngoài, bên trong và thử thủy lực. Việc kiểm định định kỳ hoặc bất thường nhằm xác định tình trạng kỹ thuật của nồi hơi và đánh giá khả năng làm việc tiếp tục của nồi hơi. Đồng thời, thử thủy lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của các bộ phận nồi hơi.
Nồi hơi được thử thủy lực đồng thời với các phụ kiện gắn trên thân nồi. Thời hạn kiểm định định kỳ các nồi hơi:
- Khám xét bên ngoài và bên trong: hai năm một lần;
- Khám xét bên ngoài, bên trong, thử thủy lực: sáu năm một lần.
- Kiểm tra vận hành nồi hơi: một năm một lần.
Việc thử thủy lực chỉ được tiến hành sau khi khám xét bên trong và bên ngoài đạt yêu cầu;
Ngoài ra, trong một số trường hợp phải được kiểm định bất thường:
Khi sử dụng lại các nồi hơi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Khi nồi hơi được cải tạo hoặc đổi chủ sở hữu, hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi nắn lại các chỗ phồng, móp hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của nồi hơi như: bao hơi, ống góp, ống lò, mặt sàng, hộp lửa…;
- Khi thay quá 15% đinh giằng hoặc thanh néo của một thành phẳng bất kỳ;
- Sau khi thay bao hơi, ống góp, bộ quá nhiệt, bộ giảm ôn, bộ hâm nước…;
- Cùng một lúc thay quá 25 % tổng số các ống sinh hơi, ống lửa hoặc thay quá 50% tổng số các ống của bộ quá nhiệt, bộ hâm nước…;
- Khi tán lại 10 đinh tán liền nhau trở lên hoặc tán lại quá 20% tổng số đinh tán của mối nối;
- Khi có nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của nồi hơi.
Những nguyên nhân dẫn đến việc kiểm định bất thường đều phải ghi rõ vào lý lịch của nồi hơi.